Chia sẻ về visa du lịch Hàn Quốc tự túc: tự đi và tự làm > 🚕 MY BLOG

본문 바로가기

사이트 내 전체검색

🚕 MY BLOG

thumb-3554931084_NxueUPVG_bc7e51f2ed2ca00bb6a036055a4595fdcb7b9645_1000x1000.pngthumb-3554931084_kFfihy65_4b5724644ae547282bbddf85539dfe048633e005_1000x710.png

Chia sẻ về visa du lịch Hàn Quốc tự túc: tự đi và tự làm 2021.06.11

Bài này mình viết dựa trên kinh nghiệm lượm lặt từ bản thân, bạn bè và trên các trang thông tin du lịch. Một số thông tin copy từ các trang khác.

Trước hết, visa Hàn Quốc mình để cập là thị thực mà Đại sứ quán/ Lãnh sự quán cấp để đi du lịch, trú ngụ bên đó ngắn hạn. Thời hạn lưu trú là 30 ngày và hạn sử dụng là 3 tháng. VD như bạn được cấp visa du lịch vào ngày 1.1.2015 thì bạn có thể nhập cảnh vào Hàn từ ngày 1.1 đến 30.3.2015 nhưng chỉ được 1 lần, không được bay qua bay lại.

Thời gian xét duyệt hồ sơ là 8 ngày làm việc, mặc dù trên web của Đại sứ quán lẫn Lãnh sự quán đều ghi từ 4-8 ngày, nhưng mình hỏi tận nơi Lãnh sự quán và thật sự là sau 8 ngày mình mới được nhận visa.

Khi xin Visa không yêu cầu phỏng vấn. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ, nhân viên tại Lãnh sự quán sẽ hỏi bạn có biết tiếng Hàn hay tiếng Anh không và sau đó có một cuộc phỏng vấn ngắn. Mình trả lời mình biết tiếng Anh, thế là sau câu hỏi bằng tiếng Việt duy nhất "Bạn có thể nói tiếng Anh không?" thì chị ấy chuyển hẳn sang nói tiếng Anh. Chị này người Hàn nhé, và tiếng Anh khá rõ, nhưng mình cảm thấy câu hỏi có trong script sẵn nên chị ấy chỉ cần thuộc mấy câu đó thôi.

Đại loại là bạn đến Hàn để làm gì, bạn có người thân ở bên Hàn không, bạn đã từng đi Hàn chưa, bạn làm gì trong lần đi đó. Do năm ngoái mình có đi với công ty nên có vẻ cuộc phỏng vấn chỉ ngắn gọn, đoạn dài nhất là mình chém gió về việc mình yêu thích văn hóa Hàn (trong lòng thầm nghĩ, chỉ có phim với nhạc là mình không thích thôi, chứ văn hóa ẩm thực thì mình thích lắm). Bí quyết là các bạn cứ thả lỏng và thể hiện rõ mục đích của mình chỉ là đến Hàn để chơi, tham quan chứ không hề có ý định làm ăn phi pháp hay trốn lại đó là được.

Lệ phí xin Visa du lịch là 20USD. Chỉ nhận USD, nhỡ mà không đổi kịp thì các bạn có thể ra ngay trước cửa Đại sứ quán/Lãnh sự quán có mấy chỗ họ nhận đổi, nhưng tỉ giá chắc là hơi cao đấy.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

 

Lưu ý: Tất cả giấy tờ đều phải trình bày trên khổ giấy A4. Giấy tờ bằng tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh có công chứng.


1. Hộ chiếu bản chính còn hạn trên 6 tháng. Lãnh sự quán sẽ giữ hộ chiếu của bạn cho đến ngày cấp visa, do đó trong khoảng thời gian này bạn sẽ không đi nước ngoài được nhé.

2. Đơn xin cấp Visa – bạn có thể download tại đây: Visa Application

Điền đầy đủ thông tin bằng tiếng Anh và dán kèm 1 hình thẻ 3.4×4.5mm chụp trong vòng 6 tháng.

Notice (Chú ý):

  • Mục 14 Classification: khoang tròn quanh OR (Hộ chiếu phổ thông)
  • Mục 32 Who Will Pay For The Expense For Your Stay – Ai là người chi trả chi phí du lịch cho bạn
  • Nếu bạn tự chi trả thì điền là Myself. Còn nếu bạn vẫn đang là sinh viên (hồ sơ chứng minh tài chính đều sẽ đứng tên bố mẹ) thì điền: Tên đầy đủ của bố hoặc mẹ / Mother (Father).
    VD: Trần Văn A / Father
  • Mục 34 Điền nếu bạn đi cùng người nhà (tên 2 người cùng nằm trên 1 sổ hộ khẩu).
  • Mục 35 Chỉ điền nếu như bạn có người bảo lãnh tại Hàn Quốc. Người bảo lãnh phải có giấy chứng nhận bảo lãnh, ba mẹ con cái sống ở Hàn. Hiện nay anh chị em bảo lãnh là Lãnh sự quán không cấp visa đâu. Hôm mình đi nhận kết quả thấy tất cả đều không được cấp vì được chị/em bảo lãnh đi qua Hàn.

3. Chứng minh tài chính


Sổ tiết kiệm trên 5.000 USD được gửi vào ngân hàng ít nhất 3 tháng trước khi xin Visa bản gốc. Cái này trình cho chị nhân viên xem thôi rồi mang về. Do đó bạn phải nộp kèm thêm Giấy xác nhận số dư tài khoản do Ngân hàng cấp, phí cấp khoảng 10,000 đồng, bản song ngữ Anh Việt nên không cần dịch hay công chứng gì cả.

Thẻ Bạch kim ngân hàng Shinhan cũng có thể sử dụng để chứng minh tài chính. Tuy nhiên để có thẻ này bạn cũng cần có khoảng 5000 USD hoặc đang là cấp cao ở một công ty với mức lương trên 20 triệu/tháng.

Bạn nên chuẩn bị sổ tiết kiệm trước nếu có ý định đi du lịch các nước cần visa, vì hầu như nước nào cũng đòi chứng minh tài chính cả.

Nếu là học sinh, sinh viên không có số tiết kiệm đứng tên mình thì bạn có thể nộp số đứng tên bố hoặc mẹ, trong trường hợp này bạn sẽ phải nộp thêm giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu để chứng minh quan hệ với người đứng tên sổ. (Bạn điền người chi trả chi phí là ai thì nên dùng sổ có tên người đó nhé)

Bạn có thể gửi thêm các giấy tờ sau, mục đính chính chỉ là chứng tỏ cho họ thấy "tôi sẽ trở về Việt Nam đúng hạn".

Sổ đỏ nhà đất

Đăng ký xe ôtô

4. Hợp đồng lao động – dịch và công chứng, phí công chứng mình tốn là 210,000 đồng/bản (1 trang là 70,000 đồng)

Nếu bạn đã làm ở một nơi trong thời gian dài thì nên nộp toàn bộ hợp đồng đã kí qua các năm.

Nếu bạn đang là sinh viên thì nộp bản photo thẻ sinh viên và giấy xác nhận sinh viên của nhà trường (dịch và công chứng)

5. Đơn xin nghỉ phép

Nếu công ty có mẫu thì điền theo mẫu của công ty sau đó dịch và công chứng, nếu không thì bạn có thể tự viết bản tiếng Anh luôn để khỏi phải dịch. Đơn xin nghỉ phép có chữ kí của cấp trên và có mộc đỏ của công ty nhé.

Đang là sinh viên như thì cần viết đơn nghỉ phép và được nhà trường duyệt. Lưu ý lý do nghỉ phép phải viết là “Du lịch Hàn Quốc”.

6. Lịch trình

Họ yêu cầu nộp lịch trình đi lại để xem sang đến Hàn Quốc mình có biết sẽ đi đâu, làm gì không. Bạn không nhất định phải tuân thủ theo lịch trình đã nộp. Đơn giản chỉ cần ghi ngày 1: Seoul Grand Park, ngày 2: Everland, ngày 3: Wolmido... Để tăng tính thuyết phục thì bạn nên tìm hiểu các thông tin cơ bản của khu du lịch đó, như thời gian hoạt động, giá vé, trạm subway,...

Bí kíp: Bạn chỉ cần làm lịch trình khoảng 6-7 ngày thôi, nhưng sau đó ở lại cả 30 ngày cũng được, vì visa cho phép bạn ở lại 30 ngày, chả ai quan tâm bạn đi đâu làm gì trong thời gian đó đâu, miễn là bạn về nước đúng hạn và không vi phạm pháp luật bên đó là được. Nhưng nhớ lịch trình phải khớp với vé máy bay nha. Lịch trình tham khảo

7. Xác nhận đặt phòng khách sạn

Bạn cứ lên trang www.booking.com rồi chọn bất kì 1 khách sạn hay hostel nào đó ở Seoul, khu Hongdae hoặc Gangnam gì đó. Trang này ưu điểm là không tốn phí booking, cancel được dễ dàng nên nhận visa rồi mà bạn không muốn ở đây hoặc do lịch trình, thời gian có thay đổi, bạn cancel cũng được. Lưu ý là số thẻ visa cứ lên mạng google rồi gõ đại bất kì số thẻ nào cũng được.

8. Vé máy bay

Tương tự khách sạn, bạn lên web Vietnamairlines đặt vé nhưng không thanh toán, in bản email hãng gửi về rồi nộp kèm là được.

Địa điểm nộp đơn:

Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 107 Đường Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Với người hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc nộp hồ sơ tại Hà Nội.

Khi nộp hồ sơ cần đem theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Người đến xin visa Hàn Quốc rất đông, chưa kể các công ty du lịch nữa, vì vậy mà việc xin visa cũng tương đối tốn thời gian.

Thời gian nhận hồ sơ: chỉ nhận buổi sáng 9:0 ~ 11:00

– Xếp hàng ở cổng, ghi thông tin cá nhân, nhận thẻ visitor, sau đó vào trong và đến quầy phía trước lấy số thứ tự.

– Khi đến lượt thì nộp hết giấy tờ đã chuẩn bị và lệ phí 20 USD (nhớ là chỉ thanh toán bằng USD). Nhân viên LSQ sẽ kiểm tra hồ sơ bạn, nếu mọi thứ đều ổn thì họ sẽ in cho bạn giấy hẹn lấy visa. Như vậy là xong, bạn chỉ cần đợi 7-8 ngày, theo như ngày giờ hẹn trên giấy đến nhận kết quả.

Khi đến lấy visa thời gian được in trên giấy hẹn.

Thời gian: 15~17:00

– Xếp hàng và ghi thông tin như khi nộp hồ sơ xin visa, sau đó bạn đến quầy số 3 (quầy nộp hồ sơ lần trước) để giấy hẹn ở nơi quy định và chờ nhân viên đọc tên của mình. Lúc mình đi nhận kết quả thì phải ngồi đợi tầm 1 tiếng vì nhân viên LSQ chưa-sẵn-sàng-phát, nhưng khi chị ấy sẵn sàng đọc tên bạn thì sau 5 giây, bạn đã có visa trên tay.

Chú ý hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin và thời gian hiệu lực của visa trước khi ra về.

Chia sẻ: Đừng quá lo lắng khi nộp visa du lịch cho dù bạn là nam hay nữ, đi 1 mình hay nhiều mình thì chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên và thoải mái khi nói chuyện với nhân viên tiếp nhận hồ sơ.

Thời gian nộp hồ sơ xin visa từ 9 giờ sáng. Bạn nên đến tầm 9 đến 10 giờ để không cần chờ lâu, lo xa mà đến lúc 8 giờ sáng là chờ dài cổ.

Thời gian nhận visa thì cứ theo Giấy hẹn mà đến. Kinh nghiệm của mình là giấy hẹn ghi 3 giờ chiều nhưng đến 4 giờ mới bắt đầu đọc tên nhận kết quả. Khi đi nhận kết quả bạn sẽ cảm thấy hơi choáng vì có khá nhiều bác lớn tuổi đi thăm con gái lấy chồng Hàn Quốc.

 

본문

  • Facebook Share
  • Twitter Share
  • Google+ Share
추천0



Comment

Empty.

Total 12 / 1 Page

Contact

Copyright © Min's Blog All rights reserved.